Nguyên nhân của bệnh gout và cách phòng chống bệnh hiệu quả

Con người sinh ra mang trong mình hỷ, nộ, ái, ố,… và không thoát khỏi quy luật sinh, lão, bệnh tử. Do vậy mà, để sống một cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc, sức khỏe của con người là yếu tố đóng vai trò quyết định. 

Tuy nhiên, với cuộc sống hiện đại ngày nay, bên cạnh việc được hưởng chế độ phúc lợi tốt hơn trước kia thì con người lại phải đối mặt với những căn bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Trong đó không thể không nhắc đến bệnh gout – căn bệnh của người giàu.

Bệnh gout không trừ một ai
Hình ảnh: Bệnh gout không trừ một ai

Bệnh gout là gì?

Bệnh gout (bệnh gút, bệnh thống phong) trước kia được cho là căn bệnh của những người có điều kiện, được ăn uống đầy đủ và không phải lao động nặng nhọc. Tuy nhiên hiện nay, bệnh xảy ra ở bất kỳ người nào có lối sống ăn uống, luyện tập không khoa học, không kể riêng người già, người trẻ.

Theo y học, đây là một triệu chứng chuyển hóa nhân purin trong thận. Thận là cơ quan đào thải độc tố ra ngoài cơ thể, khi cơ quan này không đào thải được toàn bộ lượng axit uric từ trong máu sẽ dẫn đến tích tụ axit uric. Khi số lượng tinh thể axit uric lắng đọng càng nhiều, các khớp của người mắc bệnh có nguy cơ biến dạng, hoặc bị cứng khớp.

Bệnh gout là một trong những căn bệnh mãn tính, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không phát hiện và điều trị sớm. Các biến chứng kèm theo đó là viêm thận kẽ, sỏi thận gây đau đớn cho người bệnh.

Biểu hiện phổ biến

Là một căn bệnh phổ biến nên những người mắc bệnh gout có biểu hiện đặc trưng dễ nhận biết. Trong đó, bệnh nhân có khuynh hướng đau nhức khi chuyển mùa, đau nhức giữa đêm và sưng đỏ các khớp. Vị trí đau nhức chủ yếu là ngón chân cái, khu vực đầu gối, mắt cá, các khớp ngón tay,…

Biểu hiện của người bệnh gout dễ nhận biết
Hình ảnh: Biểu hiện của người bệnh gout dễ nhận biết

Ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu của bệnh gout không rõ rệt nên nhiều người sẽ chủ quan. Tuy nhiên ở giai đoạn nghiêm trọng hơn sẽ xuất hiện những đặc trưng sau:

– Sưng, đau nhức khớp, nhất là khớp ở vị trí đốt bàn tay và ngón chân cái.

– Có các cục nổi dưới da di động tại các vùng mỏm khuỷu, xương bánh chè, xung quanh khu vực gân gót.

– Vùng khớp có cảm giác nóng, khi chuyển động sẽ bị đau.

– Bệnh nhân có dấu hiệu của các bệnh khác như sỏi urat, axit uric trong hệ thống thận – tiết niệu.

Người mắc bệnh gout cũng có thể gặp các triệu chứng khác ngoài những biểu hiện kể trên. Với trường hợp bệnh cấp tính, cơn đau chỉ kéo dài trong vài giờ hoặc từ 1–2 ngày. Đối với trường hợp mãn tính, mỗi đợt bệnh bùng phát có thể kéo dài trong vòng vài tuần, ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh.

Nguyên nhân của bệnh gout

Chế độ dinh dưỡng chứa nhiều purine khiến cơ thể không đào thải kịp là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gout. Chất này được tìm thấy trong các loại thực phẩm như nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, các loại thực phẩm chiên rán, nấm khô,… 

 Những thực phẩm không nên ăn quá nhiều
Hình ảnh: Những thực phẩm không nên ăn quá nhiều

Ngoài ra, bệnh gout cũng xuất phát từ những nguyên do sau đây:

– Tuổi tác và giới tính: Các số liệu đã chỉ ra, người càng cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh gout lớn hơn, đồng thời nam giới cũng có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn nữ giới.

– Do yếu tố di truyền.

– Chức năng đào thải của thận kém cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh gout.

– Bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm, viêm khớp dạng thấp.

– Người đã và đang mắc bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường.

– Người thừa cân, béo phì.

Bệnh gout do nhiều nguyên nhân hình thành
Hình ảnh: Bệnh gout do nhiều nguyên nhân hình thành

Có nhiều nguyên dẫn đến hình thành bệnh gout, do vậy người bệnh cần đến thăm khám kiểm tra tại cơ sở y tế để có được kết luận chính xác và nhận phương hướng điều trị thích hợp.

Cách phòng tránh bệnh

Bệnh gout chủ yếu xuất phát từ thói quen ăn uống hàng ngày, do đó người bệnh cần thay đổi thực đơn dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt lành

mạnh hơn. Kiên trì thực hiện mỗi ngày, không chỉ những người mắc bệnh mà cả những người bình thường cũng sẽ luôn có một cơ thể khỏe mạnh.

– Hãy duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất. Tăng thêm khẩu phần rau xanh và trái cây. Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo.

– Thường xuyên tập luyện và vận động giúp xương cốt dẻo dai và hỗ trợ chuyển hóa các chất trong cơ thể, đào thải độc tố.

Cùng luyện tập để có một sức khỏe dẻo dai
Hình ảnh: Cùng luyện tập để có một sức khỏe dẻo dai

– Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc khi không được chỉ định từ những người có chuyên môn.

– Duy trì mức cân nặng hợp lý, tránh thừa cân, béo phì.

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi diễn tiến bệnh lý và tình trạng sức khỏe.

Điều trị bệnh gout là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự phối hợp của người bệnh và bác sĩ chuyên môn. Khi mắc phải bệnh, bệnh nhân gout không nên quá lo lắng. Bằng cách tiếp tục duy trì chế độ ăn uống khoa học, chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao và dùng thuốc theo chỉ dẫn sẽ giúp bệnh nhân chung sống hòa bình với căn bệnh này.

Nguồn St

error: Content is protected !!