Nám da là tình trạng rối loạn các sắc tố lành tính. Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ trên 30 tuổi, đặc biệt là phụ nữ mang thai, sau khi sinh và tiền mãn kinh. Chúng xảy ra do rối loạn nội tiết tố, căng thẳng kéo dài hoặc lạm dụng các loại mỹ phẩm chứa các thành phần lột tẩy hoặc do tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa và phương pháp điều trị nám da nhé!
Nám da là gì?
Nám da là tình trạng rối loạn sắc tố da thường gặp. Khi các tế bào melanin tăng lên dẫn đến sự hình thành các mảng hoặc đốm có màu nâu nhạt hoặc nâu đậm. Nám thường xuất hiện ở da mặt hoặc tập trung nhiều ở các vị trí như sống mũi, 2 bên má, trán. Ở một số ít sẽ hình thành tại vùng da khác trên cơ thể như cổ, cánh tay, mu bàn tay.
Theo thống kê cho thấy, thực tế nam giới cũng có thể bị nám nhưng tỷ lệ thấp hơn so với nữ giới và phụ nữ ở châu Á có tỷ lệ dễ mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ da trắng.
Nguyên nhân gây ra bệnh nám da
Nguyên nhân gây ra nám da được giải thích là do rối loạn sắc tố thứ phát. Vấn đề này có thể đến từ nguyên nhân nội sinh hoặc ngoại sinh và đôi khi là sự kết hợp của cả hai.
Nguyên nhân nội sinh
Các yếu tố nội sinh gây ra nám da bao gồm:
- Rối loạn nội tiết tố: Đây là nguyên nhân gây ra nám da phổ biến. Theo các chuyên gia nhận định lượng estrogen suy giảm có thể khiến cho các hormon MSH (melanocyte stimulating hormone) bị mất kiểm soát. Điều này kích thích sản sinh ra melanin quá mức và làm da xuất hiện các mảng, đốm trên bề mặt.
- Do quá trình lão hoa da: Thực tế, nám da chỉ thường xuất hiện ở những phụ nữ trên 30 tuổi và hiếm gặp ở người trẻ. Quá trình lão hoá da làm rối loạn dẫn đến sự xuất hiện của các mảng đốm nằm ở phần má, cằm và mũi.
- Căng thẳng kéo dài: Stress kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động của bộ não mà còn là nguyên nhân gián tiếp gây ra nám da. Khi bị căng thẳng, tuyến thượng thận sản sinh ra nhiều hormone cortisone. Khi lượng hormone này tăng cao, pregnenolone chỉ có thể kiểm soát được cortisol và mất đi khả năng cân bằng nội tiết tố. Điều này làm giảm hoặc tăng lượng estrogen bất thường gây hình thành nám.
Ngoài ra, tình trạng này còn có thể hình thành do một số nguyên nhân nội sinh như cơ địa, ảnh hưởng của bệnh lý buồng trứng hoặc tuyến giáp. Ngoài ra, cũng có thể do tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài.
Nguyên nhân ngoại sinh
Bên cạnh những nguyên nhân nội sinh, nám cũng có thể khởi phát do những nguyên nhân ngoại sinh gồm:
- Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Tia UVB có trong ánh nắng mặt trời sẽ làm kích thích tế bào melanocytes. Điều này sẽ làm tăng lượng melanin, gây ra tình trạng đen sạm, nám, tàn nhang.
- Lạm dụng các loại mỹ phẩm chứa chất lột tẩy: Sử dụng các loại mỹ phẩm chứa chất lột tẩy trong thời gian dài sẽ khiến da bị nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Các sản phẩm này còn khiến cho màng lipid bị phá vỡ nhanh chóng gây ra nám và sạm da.
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp các chị em có được cách chăm sóc da phù hợp tránh được tình trạng nám để sở hữu làn da luôn săn chắc, rạng ngời tự nhiên.
Nguồn St