DẤU HIỆU ĐỘT QUỴ TRƯỚC 1 TUẦN MÀ BẠN NÊN BIẾT

Đột quỵ là gì ?

Đột quỵ thường còn được biết với tên gọi tai biến mạch máu não, trong tiếng Anh người ta sẽ gọi căn bệnh này là Stroke hay Cerebrovascular Accident, viết tắt là CVA. Đây là căn bệnh liên quan đến tế bào thần kinh.
Cụ thể, đột quỵ là hiện tượng não bộ xảy ra tình trạng bị tổn thương rất nghiêm trọng. Nguyên nhân trực tiếp xuất phát từ quá trình cung cấp máu cho não bộ bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể, do đó sẽ ảnh hưởng tới não.
Não bộ sẽ bị thiếu oxy, không đủ nguồn dinh dưỡng để tiếp tục nuôi các tế bào thần kinh. Nếu tình trạng trên kéo dài trong vài phút và các tế bào não không được cung cấp đủ máu sẽ bắt đầu chết dần, hệ quả dẫn tới chết não.
Khi đó nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời, nếu không càng kéo dài, số lượng tế bào não chết đi liên tục tăng, để lại hệ lụy rất lớn phía sau. Trước tiên là khả năng vận động và tư duy của cơ thể nạn nhân diễn biến xấu đi.
Sau đó, tình trạng đáng tiếc nhất là dẫn tới sự tử vong. Hoặc nếu bệnh nhân được chạy chữa kịp thời thì sau cơn đột quỵ, sức khỏe của họ cũng sẽ gặp tình trạng suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt, mất ngôn ngữ,…
Đột quỵ nguy hiểm không chỉ là vì thời điểm căn bệnh xuất hiện rất đột ngột mà còn vì đối tượng bị đột quỵ không giới hạn ở bất kỳ độ tuổi nào. Do đó, việc phát hiện sớm các dấu hiệu đột quỵ là điều hết sức quan trọng.

Đột quỵ thường còn được biết với tên gọi tai biến mạch máu não - Bài viết : Dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần
Đột quỵ thường còn được biết với tên gọi tai biến mạch máu não – Bài viết : Dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần

Phân loại

Đột quỵ được phân ra thành hai loại là đột quỵ do thiếu máu và đột quỵ do xuất huyết, có thể được giải thích chi tiết như sau:

  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Đây là loại đột quỵ xuất hiện khá phổ biến, chiếm khoảng 85% trong tổng số các ca bị đột quỵ hiện nay. Đây là tình trạng đột quỵ do các cục máu đông đã làm tắc nghẽn động mạch.
    Từ đó hệ quả là gây nên sự cản trở quá trình máu lưu thông lên não, dẫn tới não bộ thiếu oxy nghiêm trọng, các tế bào thần kinh vì thiếu nguồn dinh dưỡng nên sẽ chết dần, gây chết một phần não hay tổn thương não. Theo các nguyên cứu khoa học, ở đột quỵ do thiếu máu cục bộ sẽ chia thêm thành hai loại đó là:
  • Đột quỵ do huyết khối: Một cục huyết khối sẽ hành thành ở phần cổ và não. Lâu ngày sẽ tích tụ các mảng bám gây cản trở quá trình lưu thông máu đến các bộ phận quan trọng như tim và não.
  • Đột quỵ do tắc mạch: Cũng tương tự như trên nhưng máu đông sẽ thành ở đâu đó trên các bộ phận trên cơ thể thường ở rung tâm nhĩ sẽ làm ngăn cản quá trình di chuyển máu lên não.


-Đột quỵ do xuất huyết: Đây là trường hợp mạch máu đến não bị vỡ khiến máu chảy ồ ạt gây xuất huyết não. Thành động mạch mỏng hoặc xuất hiện các vết nứt là nguyên nhân chủ yếu khiến mạch máu bị vỡ.
Bên cạnh đó, có một vài trường hợp khác có thể gặp phải cơn thiếu máu não tạm thời. Đây cũng được xem là đột quỵ nhưng mức độ nhẹ hơn, dòng máu cung cấp lên não bộ bị giảm tạm thời dẫn tới choáng váng, xây xẩm.
Tuy nhiên cũng không được chủ quan mà ngược lại, khi người bệnh có những biểu hiện của đột quỵ như trên, dù ngắn nhưng cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ nguy hiểm hơn có thể xảy đến bất kỳ lúc nào.

Nguyên nhân đột quỵ

Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân chủ quan không thể thay đổi. Ví dụ như về mặt di truyền, người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ thường sẽ dễ có khả năng mắc bệnh cao hơn so với người khác.
Ngoài ra, một số căn bệnh tích tụ trong cơ thể như mỡ máu, đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch,.. cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ lên cao hơn so với những người không mắc các loại bệnh trên.

Nguyên nhân tiếp theo xuất phát từ lối sống và sinh hoạt hàng ngày. Người hút thuốc sẽ có nguy cơ mắc đột quỵ cao gấp hai lần vì khói thuốc làm tổn thương thành mạch máu, góp phần đẩy nhanh tốc độ xơ cứng động mạch.
Cholesterol cao và thừa cân: Mức cholesterol từ 200 trở xuống là tốt ổn định nhất cho người trưởng thành. Cholesterol thừa gây ra tích tụ trên thành động mạch và dẫn đến tắc những mạch này. Tình trạng thừa cân làm quá tải toàn bộ hệ tuần hoàn và mở đường cho các yếu tố nguy cơ khác của đột quỵ, như là cao huyết áp.
Bên cạnh đó, các lối sống không lành mạnh như ăn uống không điều độ, không cần bằng đầy đủ các loại dưỡng chất cũng như lười vận động cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến nguy cơ mắc đột quỵ.

đột quỵ là hiện tượng não bộ xảy ra tình trạng bị tổn thương rất nghiêm trọng. Nguyên nhân trực tiếp xuất phát từ quá trình cung cấp máu cho não bộ bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể, do đó sẽ ảnh hưởng tới não.Bài viết : Dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần
Đột quỵ là hiện tượng não bộ xảy ra tình trạng bị tổn thương rất nghiêm trọng. Nguyên nhân trực tiếp xuất phát từ quá trình cung cấp máu cho não bộ bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể, do đó sẽ ảnh hưởng tới não.Bài viết : Dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần

Dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần

Trước 1 tuần khi xảy đột quỵ cơ thể của người bệnh sẽ xuất hiện một số dấu hiệu bất thường về cơ thể sau đây:

  • Mệt mỏi: Có thể nói đây là dấu hiệu ở bệnh lý nào cũng sẽ mắc phải. Bởi khi làm việc căng thẳng, di chuyển quá nhiều sẽ gây ra tuần hoàn máu kém, quá trình máu lưu thông lên não bị giảm và cần đến sự hỗ trợ của tim nhiều hơn.
  • Đau tức ngực: Theo nhiều thống kê có khoảng 70% người bị đột quỵ trước 1 tuần sẽ cảm thấy đau tức ngực ở bất kỳ thời gian nào.
  • Hay buồn ngủ, chân tay phù nề: Đây là dấu hiệu rất ít ai để ý đến, khi bạn mệt mỏi gây ra tình trạng buồn ngủ. Dấu hiệu này được hình thành do việc theo quá trình máu lên não kém bắt buộc tim phải hoạt động nhiều hơn và tĩnh mạch hay các chi sẽ bị phình bởi do thiếu máu dẫn đến tình trạng chân tay bị phù.
  • Khó thở, hơi thở không đều: Hơi thở của mỗi người đều được chi phối bởi hoạt động co bóp giữa tim và phổi. Vì vậy, khi hơi thở không đều hay khó thở cảnh báo tim yếu dần, khiến phổi không nhận đủ lượng oxy.
  • Hay bị chóng mặt: Bởi máu không được cung cấp đầy đủ cho não nên trước khi đột quỵ một tuần sẽ gây tình trạng chóng mặt, hoa mắt.
  • Gặp khó khăn trong việc nói và hiểu

Dấu hiệu nhận ra bị đột quỵ

Khi có người bị đột quỵ người nhà dễ bị nhầm lẫn với bệnh mắc gió vì vậy chỉ tiến hành sơ cứu đơn giản hay các căn bệnh thường gặp khác và lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng rất phức tạp và nguy cơ gây ra tử vong cao.
Vì vậy, sau đây sẽ là một dấu hiệu giúp bạn nhận ra căn bệnh đột quỵ giúp bạn dễ dàng nhận biết và tiến hành sơ cứu chính xác và kịp thời.  Các triệu chứng thường gồm có:

  • Đột nhiên cảm thấy đau đầu, xây xẩm mặt mày.
  • Khả năng giữ thăng bằng suy giảm, đi đứng không vững.
  • Bất tỉnh hoặc hôn mê.
  • Tầm nhìn bỗng mờ đi.
  • Cánh tay, chân ở một bên cơ thể bị tê liệt.

.. Ngoài ra

Ngoài ra, người thân có thể nhận biết qua các yếu tố sau đây:

  • Nói: Một người bình thường nhưng khi họ cảm thấy khó khăn trong việc giao tiếp hay nói ngọng là dấu hiệu của đột quỵ rất cao.
  • Chào: Dấu hiệu này rất dễ nhận biết, bạn hãy yêu cầu người đó giơ tay chào nếu không chào được thì đó là dấu hiệu của cơn đột quỵ.

Vậy bạn chỉ cần tập trung vào người bị đột quỵ và dựa các dấu hiệu trên là bạn đã có thể đưa ra chẩn đoán ban đầu có phải cơn đột quỵ hay không.
Thời gian càng kéo dài thì khả năng để lại di chứng sẽ càng cao. Do đó, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để kịp thời giải quyết các vấn đề gây ra bởi căn bệnh đột quỵ, tránh để sau này gặp phải tình huống nghiêm trọng hơn.

Làm gì khi phát hiện Dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần

Theo TS.BS Nguyễn Bá Thắng (BV Đại học Y dược TP.HCM) chúng ta phải luôn luôn nhớ đến nguyên tắc: “Méo cười, ngọng nói, xuội tay. Mau gọi cấp cứu, đi ngay đừng chờ”.
Khi phát hiện có người bị đột quỵ, trước tiên bạn cần bình tĩnh và tránh hoảng loạn. Sau đó hãy ngay lập tức gọi điện thoại đến số 115 để gọi xe cấp cứu đến càng nhanh càng tốt, đưa nạn nhân đi bệnh viện để xử lý.
Khi gặp tình huống có người ngã xuống do đột quỵ, tuyệt đối không được ngay lập tức xốc nạn nhân ngồi thẳng dậy mà nên để từ từ đưa nạn nhân trở về tư thế nằm ngửa người, có thể tiến hành các bước sơ cứu khẩn cấp.

Sơ cứu đột quỵ

Như đã đề cập ở trên, khoảng 85% các cơn đột quỵ xuất hiện từ nguyên nhân là thiếu máu cục bộ. Khi bệnh nhân gặp đột quỵ loại trên, có thể sử dụng các loại thuốc tiêu sợi huyết ngay trong những giờ vàng đầu tiên.
Theo PGS Tôn khoảng từ 4 giờ đồng hồ đến 5 giờ sau khi xảy ra đột quỵ được xem là giờ vàng đột quỵ. Thời gian này nếu người nhà phát hiện sớm và nhanh chóng sơ cứu sẽ mang đến tỷ lệ sống còn cao. Dù các triệu chứng do đột quỵ đã biến mất nhưng vẫn phải đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán thêm. Các triệu chứng đột quỵ không còn nhưng người bệnh rất có khả năng sẽ tái phát đột quỵ lần nữa.

Một số điều đáng lưu ý khi tiến hành khi sơ cứu cho người bị đột quỵ đó là:

  • Không cho người bệnh ăn uống để đề phòng trào ngược dạ dày hay vào các đường thở gây tắc nghẽn sẽ gây ra hệ lụy rất nguy hiểm.
  • Không tự ý cho bệnh nhân uống hay ngậm thuốc hạ huyết áp. Bởi đột quỵ có người dạng. Nếu bạn không có chuyên môn cao bạn sẽ không thể nào xác định được vì vậy nếu trường hợp người bệnh bị đột quỵ do thiếu máu khi ngậm thuốc sẽ bị giảm đường huyết và các tĩnh mạch sẽ bị thiếu máu dẫn đến nguy cơ tử vong cao hơn.

Trên đây là một số lưu ý khi bạn sơ cứu người bị bệnh đột quỵ bạn hãy ghi nhớ và thực hiện thật cẩn thận để giúp người bệnh nhanh khỏi.

Làm gì sau khi sơ cứu đột quỵ

Sau khi đã tiến hành sơ cứu khẩn cấp cho nạn nhân bị đột quỵ, tiếp theo bạn cần sẽ chú ý một vài hướng dẫn các việc cần thực hiện sau bước sơ cứu để giúp nạn nhân tăng tỷ lệ sống sót trong khi đợi xe cấp cứu đến:
– Trước tiên, nếu đội ngũ cấp cứu chưa thể đến ngay được thì bạn phải cân nhắc chuyển người bệnh thật an toàn đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý tình trạng tốt hơn. Cần lưu ý di chuyển bệnh nhân thật nhẹ nhàng tránh va đập.

Lưu ý

Việc di chuyển cần tính toán cẩn thận một số việc như phương tiện đi lại, tình trạng nạn nhân khi đó cũng như điều kiện đáp ứng của cơ sở y tế. Nếu nhận thấy không ổn, bạn không cần nhất thiết phải chuyển bệnh nhân đi.

  • Nếu bệnh nhân mặc quá nhiều quần áo thì nên cởi bớt ra để thông thoáng hơn. Ngoài ra, bạn hãy đặt người bệnh nằm nghiêng, nếu bị tê liệt một bên thì bạn hãy cho bệnh nhân nằm về phía không tê liệt, đầu kê cao 30-45 độ.
  • Trong trường hợp khi ngã bệnh, người bệnh có nôn thì bạn hãy lau sạch chất nôn hoặc đờm dãi, loại bỏ thức ăn trong miệng để giúp bệnh nhân có thể thở thoải mái hơn, tránh việc hít các tạp vật vào phổi dẫn tới bị sặc.
  • Để tiện cho bác sĩ đưa ra các chẩn đoán bệnh, bạn cũng nên ghi chú những loại thuốc mà người bệnh đang dùng hoặc mang theo toa thuốc.
  • Nếu bệnh nhân lơ mơ, hôn mê: cần xem người bệnh thở bình thường, thở nhanh, thở chậm hay ngừng thở. Nếu người bệnh ngừng thở thì cần hô hấp nhân tạo, vì cấp cứu hô hấp là việc đầu tiên phải làm để đảm bảo đủ oxy cho tim và não.

Cách để phòng bệnh đột quỵ

Để phòng tránh căn bệnh đột quỵ, chúng ta cần thay thế một số thói quen sống cũng như thay đổi chế độ ăn uống. Sau đây sẽ là một vài khuyến cáo bạn có thể tham khảo để đảm bảo một cuộc sống khỏe mạnh hơn:

Những hành động tránh đột quỵ

Đầu tiên, bạn cần bổ sung thêm chế độ luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để cải thiện tình hình sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy, tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 phút sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
Ngoài ra, bạn nên loại bỏ một số thói quen không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu bia,.. để tránh gián tiếp làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Nếu bỏ thuốc lá từ 2-5 năm, bạn sẽ giảm được đáng kể khả năng mắc đột quỵ.
Hơn thế như các thói quen hàng ngày như tắm đêm, thay đổi nhiệt độ thời tiết đột ngột cũng sẽ là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ.
Bên cạnh đó, hãy thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi và phát hiện kịp thời các bệnh lý hiện tại của cơ thể, giúp bạn sớm chữa trị. Điều này sẽ góp phần không nhỏ để phòng ngừa được bệnh đột quỵ.

Những thực phẩm phòng chống đột quỵ

Chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò rất quan trọng khi muốn phòng tránh bệnh đột quỵ. Bổ sung đầy đủ các loại rau củ quả để cung cấp vitamin và chất xơ, cũng như ngăn ngừa nguy cơ lão hóa của cơ thể.
Ngoài ra, bạn có thể cung cấp cho cơ thể một nguồn Omega-3 từ nguồn cá hồi, cá ngừ, cá thu để làm giảm viêm trong các động mạch, từ đó có thể cải thiện tốc độ lưu thông máu cũng như giảm nguy cơ bị các cục máu đông.
Chế độ ăn giàu folate là vitamin B9 rất quan trọng trong việc hình thành tế bào hồng cầu và cho sự phát triển của tế bào khỏe mạnh và vì thế cũng có thể giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ tới 20%. Một số loại thực phẩm giàu folate thông dụng hằng ngày bạn nên tham khảo qua chẳng hạn như: Đậu, đậu lăng, rau có màu sẫm, măng tây,…
Trong sản phẩm Dways còn có chất L – Arginine, là chất mẹ sản sinh ra hợp chất Nitric Oxide, có tác dụng mở rộng mạch máu để tăng cường dòng chảy của máu, đưa oxy và các chất dinh dưỡng về tế bào cơ, điểu khiển lượng máu đến từng phần cơ thể tạo cơ sở vững chắc cho huyết áp cơ thể luôn khỏe mạnh.