Collagen có lẽ là cụm từ không còn xa lạ với bất cứ cô gái nào bởi công dụng làm đẹp hết sức thần kỳ. Trên thực tế, collagen luôn tồn tại sẵn có trong cơ thể ngay từ khi chúng ta sinh ra. Giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi tuổi càng cao, cấu trúc của collagen sẽ bị phá vỡ nhiều hơn. Dẫn đến những vấn đề như lão hóa, da nhăn nheo, các hệ cơ khớp hoạt động kém. Để hiểu rõ hơn về hoạt chất này, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Collagen là gì?
Collagen là một loại protein, tồn tại ở nhiều mô liên kết trong toàn bộ cơ thể. Ở động vật có vú, đây cũng là loại protein chiếm tỷ trọng nhiều nhất. Hàm lượng từ 25% đến 35% so với tổng lượng protein của cơ thể. Thêm vào đó, đây cũng là thành phần chiếm tới 70% cấu trúc da, phân bố tập trung ở các mô sợi như gân, dây chằng và lớp hạ bì. Collagen cũng chứa các loại axit amin liên kết với nhau, tạo thành xoắn ba của các sợi kéo dài.
Trong cấu trúc da, Collagen làm nhiệm vụ như một chất keo liên kết các tế bào dưới da. Vì vậy nó cũng là yếu tố quyết định trực tiếp đến độ săn chắc, sự mịn màng của làn da. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, do quá trình lão hóa nên mỗi năm da sẽ mất đi khoảng 1-1,5% lượng collagen. Nếu không được bổ sung thêm, lượng collagen còn lại không đủ để chuyển hóa và đáp ứng nhu cầu của các tế bào, cơ thể sẽ hoạt động kém dần. Đặc biệt, tế bào da thiếu hụt collagen sẽ dẫn đến những vấn đề như nếp nhăn, vết chân chim, da sạm màu.
Hiện nay, collagen đã được ứng dụng khá nhiều trong y học để làm đẹp và giảm các biến chứng của xương và da.
Vai trò của Collagen với sức khỏe và làm đẹp
Collagen tồn tại ở khắp nơi trong cơ thể với 70% ở lớp hạ bì của da, 20% trong xương, 50% trong khớp, và xấp xỉ 100% trong giác mạc. Hàm lượng này đã cho thấy tầm quan trọng của collagen với sức khỏe và sắc đẹp của con người. Thêm vào đó, đây cũng là thành tố được các nhà khoa học đánh giá cao, không thể thiếu với bất kỳ ai.
Dưới đây là một số tác dụng cơ bản của collagen:
Sản sinh mạch máu
Collagen chính là hợp chất giúp sản sinh ra mạch máu, để đề phòng xơ cứng động mạch và cao huyết áp. Đặc biệt, với những người mắc chứng bệnh về xơ cứng động mạch não hoặc nhồi máu cơ tim thì hợp chất này càng quan trọng hơn. Đây cũng là lý do người cao tuổi thường mắc phải căn bệnh này trong khi ở người trẻ tuổi tỷ lệ lại thấp hơn.
Tăng cường sức khỏe cho mắt
Trong giác mạc và thủy tinh thể có chứa hàm lượng lớn collagen dạng kết tinh. Vì vậy, khi tuổi tăng cao, lượng collagen giảm đáng kể sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng quan sát của mắt. Đa phần người lớn tuổi sẽ bị mờ mắt, nhìn không rõ do chất Amino bị lão hóa, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về mắt cũng cao hơn.
Liên kết các khung xương
Không chỉ canxi mà collagen cũng là thành phần rất quan trọng với cấu trúc xương. Collagen có nhiệm vụ chủ yếu là sợi liên kết các khung xương với nhau. Do đó, khi hàm lượng collagen suy giảm sẽ làm tính đàn hồi và dẻo dai của xương bị kém đi. Bởi vậy, bổ sung collagen còn là cách hữu hiệu để tăng cường hệ chắc khỏe xương và phòng bệnh loãng xương.
Làm trơn các sụn khớp
Collagen là thành phần có tới 50% trong cơ cấu sụn. Giúp các khớp tiếp xúc với nhau dễ dàng và không gây ra tổn thương. Vì vậy, nếu lượng collagen giảm, các đầu sụn sẽ bị ma sát mạnh, lâu dài gây biến dạng xương. Thêm vào đó, khi tuổi cao và sức khỏe kém đi, hàm lượng collagen ở sụn cũng giảm khá nhiều, nguy cơ mắc những bệnh như đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm cũng sẽ tăng cao hơn.
Giúp tóc và móng chân – tay chắc khỏe
Với các chất sừng, collagen cũng đóng vai trò cung cấp chất dinh dưỡng và hỗ trợ hoạt động hằng ngày. Bởi vậy, khi cơ thể được bổ sung một hàm lượng lớn collagen, những bộ phận như tóc và móng chân, móng tay sẽ trở nên chắc khỏe, ít gặp các vấn đề hư tổn hơn.
Tăng cường miễn dịch và hoạt động não bộ
Collagen trong cơ thể cũng là yếu tố hỗ trợ các hoạt động của lợi khuẩn, từ đó tăng cường hệ miễn dịch. Thêm vào đó, collagen cũng là chất giúp não hoạt động hiệu quả và bền bỉ sau nhiều giờ liên tục. Từ đó, sức khỏe của bạn sẽ được nâng cao, giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh liên quan đến não, đặc biệt là Alzheimer.